Bosuafarm.com xin chia sẻ lại một bài viết rất hay của Banh Nhat Khanh về cách làm một hồ cá bằng bạt từ A đến Z. Nội dung rất chi tiết và kỹ thuật làm thực tế hy vọng sẽ giúp các bạn đam mê cá có thêm kiến thức bổ ích để tự mình làm một hồ cá tuyệt vời.
Mình xin chia sẽ với anh em yêu koi về hồ koi được làm bằng bạt của mình nhé, nhiều người vẫn hay đặt câu hỏi tại sao lại làm hồ bạt? Vì mình khoái tự mình làm tất cả nhưng xây thì không biết rành nên thấy nhiều clip trên Youtube họ lót bạt nên mình khoái!
Nhận thấy nếu với những hồ kích cỡ to thì hồ lót bạt là một lợi thế lớn về kinh tế nhé anh em!
Với hồ lót bạt thì công việc chuẩn bị cũng như hồ bê tông, cũng phải xác định nơi đặt hút đáy và lắp hút đáy trước (sẽ có bài hướng dẫn đổ cái hút đáy theo nhu cầu sử dụng), xong bắt tay vào xây dựng khung hồ. Hồ lót bạt thì các bạn có thể tùy biến, có hồ thì làm khung gỗ, khung sắt, khung xây gạch như của mình cũng ok, riêng với thể loại hồ đất thì có loại âm đất, loại xây nổi, riêng hồ mình là nữa nổi nữa âm đất nhé!
Đọc thêm: Phân biệt bạt cao su và bạt HDPE
Đây là phần khung hồ mình đã xây, sau khi xây xong, các bạn nên lót trước 1 lớp bạt che mưa để khi lắp bạt hồ tránh bị thủng nhé, có thể tận dụng các vật liệu khác để trải địa và thành hồ, miễn sao bảo vệ bạt lúc thi công là ok,
Do hồ này là mình độ lên từ hồ bạt trước nữa nên bây giờ mình mới đi ống hút đáy lại.
Khi đi hút đáy xong, tiến hành đưa bạt xuống, hiển nhiên là bạn phải căng bạt xuống trước, rồi ướm thử vừa vị trí hết rồi mới bắt đầu kết nối bạt với hút đáy nhé!
Đọc thêm: Tự làm hệ thống hút đáy hồ cá lót bạt từ A đến Z đơn giản, giá rẻ
Bắt tay vào lắp bạt vào hút đáy: trước tiên bạn phải vệ sinh mặt hút đáy, phần bê tông ấy, lau khô và sạch cát, sau đó dùng keo dán bạt hdpe hoặc hiệu con voi hay hiệu con chó, thể loại mà các chú bác vá ruột xe hay xài ấy, bôi lên bít lớp mặt của phần bê tông rồi mới đưa bạt vô bắt ốc.
Bắt ốc xong rồi đợi tầm 30 phút để keo khô rồi mình dung dao nhọn để rọc bạt chổ tròn ra.
Các bạn thấy đó, thực ra mấu chốt có bị rò nước hay không là chỗ bạn vừa mới rọc ra ấy, chỗ tiếp giáp giữa bạt và phần ống nước ấy nhé, phần bê tông khi nãy là cho chắc ăn thôi, đến đoạn này bạn lại bôi thêm lớp keo ngay phần rìa mới cắt nữa, rồi ngồi đợi keo khô đi nhé! Trong lúc đó bạn bắt đầu kéo bạt lại thành hồ và chuẩn bị cho công đoạn vô nước!
Đọc thêm: Hướng dẫn dán bạt HDPE bằng keo dán chuyên dụng
Lưu ý với các bạn là ở lần vô nước này thì bạn nên vô từ từ thôi để kịp kéo bạt chỉnh sửa cho đẹp đáy hồ và cạnh hồ, còn đẹp đến đâu thì tùy vào bạn nữa, đây là đáy hồ của đứa em (nick face Kiên Trang) do mình tư vấn làm nhé!
Típ tục với hồ mình nhé, sau khi vô nước full hồ rồi bạn nên để đó tầm vài ngày để kiểm tra tất cả, xem có bị rò chỗ nào không nhé, cũng trong giai đoạn này, bạn có thể cân chỉnh lại thành hồ cho bằng lại vì khi xử lý thành hồ sẽ đẹp hơn!
Sau vài ngày thấy mực nước vẫn ok thì tiếp tục công đoạn xử lý thành hồ, trước tiên các bạn cắt bỏ đi phần bạt dư ra và nên chừa lại như hồ của mình, với hồ mình thì mình xài gạch tận dụng, riêng với các bạn có thể lắp bằng những vật liệu khác thẩm mĩ hơn như gỗ, gạch tàu, hay đá hoa cương chẳng hạn, nhưng lưu ý 1 điều là dù cho bằng gì đi nữa thì khi lắp nên chừa dư ra thành hồ 1 ít tầm 3-5 cm làm cái lợi , để khi cá mình hứng quá khi gặp mình nó vọt cũng trúng cái lợi đó, kệ trầy mỏ xíu nhưng không nhảy khỏi hồ.
Đây là cách mình xử lý mặt hồ của hồ mình nhé
Sắp và sắp 1 hồi ra được vầy
Giờ thì ngồi ngắm uống ly nước mía thoai!
À mà hồ mình cũng có hút mặt nhé! Tại hút mặt dễ nên mình không có chụp lại, chỉ là muốn đặt hút mặt chổ nào thì bạn khoét bạt nơi đó và đưa cái răng trong ngoài mà vặn lại( mấu chốt là nên đi keo non ở phần răng nhiều 1 chút nhé) ron ở 2 đầu thì chắc chắn phải có rồi. Từ đó thì các bạn triển tiếp nhé!
Về phần lọc thì hồ mình với 3 thùng lọc, 1 cái mưa nhỏ và lọc hồ kính.
Thùng đầu tiên là lắng, chổ đó mình lắp 8 cây chổi 1 m, thùng thứ 2 là chỉ được 1m2 jmat và mớ lưới lan thôi, thùng thứ 3 là đặt bơm trong đó, từ đó bơm lên giàn mưa!
Về phần lắng thì mình đặt cái ống như này nhé!
Làm như vậy nước từ hút đáy vào sẽ tạo độ xoáy làm cho cặn lắng vô giữa, phần ống phía tay phải bạn thấy là cái xả lắng, nó được nối với cái hình phía dưới này
Clip thuyết minh hệ thống lọc của Banh Nhat Khanh:
Nguồn: Bài viết của Cộng tác viên Koi247.com, Banh Nhat Khanh