Hố xi phông gom chất thải cho bể bạt – Cách tạo hố xi phông gom chất thải thức ăn thừa
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Xi Phông là gì nhé?
Xi phong là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý chất thải lắng tụ trong ao nuôi, giải phóng được khí độc ao nuôi, tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, giảm chi phí dùng hóa chất xử lý nền đáy một cách hiệu quả nhất.
Các loại chất thải lắng tụ trong ao nuôi bao gồm:
— Thức ăn dư thừa, chất thải bài tiết của tôm.
— Xác sinh vật chế chủ yếu là các loại tảo và vi sinh vật.
— Do xói mòn, lở bờ ao và đáy ao nuôi.
— Bùn từ phù sa và các chất rửa trôi từ trên bờ rơi xuống.
— Vôi và các loại phân bón cho ao nuôi.
Xi phong đáy đem lại những ưu điểm vượt trội như:
— Loại bỏ được tuyệt đối các chất thải, thức ăn dư thừa dưới đáy ao.
— Giảm thiểu được tình trạng sử dụng hóa chất trong ao nuôi tôm
— Giảm thiểu và giải phong khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi tôm.
— Tạo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển, góp phần nâng cao năng suất.
— Giảm chi phí, ngăn ngừa dịch bệnh trong ao nuôi tôm.
Đối với ao lót bạt cách đơn gian nhất để tạo xi phông là sử dụng xi phông bằng van tự động. Sử dụng van tự động với ưu điểm không cần sử dụng động cơ bơm ly tâm, vì áp lực nước sẽ đẩy chất thải ra bên ngoài đáy ao mà không cần bất kỳ lực nào tác động, phương pháp này cũng khá tiết kiệm và quản lý dễ dàng hơn so với hai cách trên.
Hình ảnh hố xi phong trong ao nuôi tôm
Đối tượng áp dụng
+ Ao có diện tích nhỏ < 2500 m2
+ Ao thiết kế có hố xiphon.
+ Ao nuôi lót bạt.
+ Ao đất có đổ bên tông cho hố.
Cách lắp đặt
+ Thiết kế hố xi phong có dạng chóp nón, khoảng cách từ miệng hố đến đáy hố là 50 cm, đường kính 2m đối với những ao có diện tích từ 2000 – 2500 m2
+ Ở giữa hố xi phông có ghép nối với 1 ống nhựa PVP phi 75, có bịt lớp lưới đầu ống đủ để hút chất thải dưới đáy nhưng vẫn có thể ngăn tôm không lọt qua ghép nối.
+ Chôn đường ống hút dưới đất để tránh không bị ảnh hưởng lúc cải tạo cuối ống nhựa lắp 1 van để xả thải.
+ Sau khi thả tôm, chất thải sẽ tích tụ ở hố xi phong, tùy theo mật độ tôm nuôi và chất thải trong ao mà thời gian phong đáy phù hợp, nên rút 2 hoặc 3 lần chỉ từ 1 – 2 phút sau đó cấp lại lượng nước bằng với lượng nước đã hao hụt trong quá trình xiphon cho ao nuôi tôm.
+ Cuối mỗi vụ nuôi cần hút sạch bùn trong đường ống để tránh được tình trạng bùn đọng trong ống.
Tùy vào điều kiện ao nuôi mà bà con có thể áp dụng một trong ba loại hình xi phong đáy ao trên một cách hiệu quả. Nếu ao nuôi không xi phong đáy thường xuyên sẽ gây ra những rủi ro lớn như dịch bệnh, ô nhiễm nước ao, chỉ số nước vượt mức quy định, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, gây thiệt hại lớn đến năng suất của vụ nuôi.
Hy vọng với những chia sẻ về xi phong đáy ao lót bạt đã cung cấp cho người nuôi những kiến thức bổ ích.
Nguồn: Bosuafarm.com