Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm sử dụng bạt HDPE

Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm sử dụng bạt HDPE

– Tôm ít bị bệnh do chúng ta chủ động quản lí môi trường, chủ động bơm, cấp nước sạch.

– Ao, hồ nuôi tôm trên đất phèn chua phải được xử lý rất tốn kém chi phí để đảm bảo độ pH cho phù hợp, thường là từ 7,5 -8,5. Độ pH sẽ càng ngày càng tăng cao do việc phơi ao sau mỗi vụ thu hoạch nên có nhiều ao sau một số năm khai thác không thể tái sử dụng được.

– Các ao, hồ nuôi tôm cũ đã nhiễm phèn hoặc nhiễm bẩn, có thể tái sử dụng lại bằng cách lót màng chống thấm HDPE, sản phẩm có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay, bảo đảm cách ly hoàn toàn nước trong ao với môi trường bên ngoài mà không cần tốn chi phí xử lý gì thêm, tiết kiệm được đáng kể chi phí cũng như thời gian cải tạo lại ao hồ.

– Ngăn ngừa nhiễm bẩn từ đất, nguồn nước ngầm và giảm rủi ro bệnh tật: sau mỗi vụ thu hoạch, chất thải tồn đọng lại dưới đáy ao rất nhiều.Trong chất thải thường có chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, mầm bệnh.Với ao đất, không thể nào dọn sạch hoàn toàn kể cả sử dụng hóa chất. Các chất bẩn này ngày càng thâm nhiễm dần vào đất nền rồi từ đó phát sinh ô nhiễm gây bệnh cho mùa vụ nuôi sau. Do Màng chống thấm HDPE màu đen hấp thụ nhiệt nhiều nên thường được diệt khuẩn bằng cách phơi nắng trong vòng 3 đến 4 ngày. Nếu cần phải dung hóa chất thì so với ao đất, lượng hóa chất ít hơn rất nhiều và sau đó dễ dàng rửa sạch.

– Bảo đảm chất lượng nước: với ao đất, chất lượng nước trong ao rất khó kiểm soát do luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như nước nhiễm độc chất trong đất, nước nhiễm phèn từ nền và bờ ao. Cần lưu ý thi công tốt việc hàn nối Màng chống thấm HDPE để tối ưu tác dụng cách ly hoàn toàn nước trong ao với nước bên ngoài, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật có hại tới giống tôm, bảo đảm chất lượng nước được duy trì theo yêu cầu về độ pH, độ mặn, lượng oxy hòa tan, sự phát triển của tảo…

– Trong quá trình lót màng chống thấm phải đảm bảo cho bạt HDPE lót hồ tôm không bị nổi ở giữa hồ sau một thời gian nuôi

Cần lưu ý thi công tốt việc hàn nối Màng chống thấm HDPE để tối ưu tác dụng cách ly hoàn toàn nước trong ao với nước bên ngoài, nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật có hại sức khỏe tới giống tôm, bảo đảm chất lượng nước được duy trì theo yêu cầu về độ pH, độ mặn, lượng oxy hòa tan, sự phát triển của tảo…


Hình ảnh hồ nuôi tôm trải bạt HDPE 

QUY CÁCH THÔNG DỤNG CỦA MÀNG CHỐNG THẤM (BẠT) HDPE LÓT HỒ TÔM

– Khổ 4m, 5m, 6m x dài 100m (hoặc tùy nhu cầu người sử dụng)

– Độ dày từ 0,1 mm đến 0,5 mm (tùy nhu cầu sử dụng). Thông thường các chủ hồ tôm hay sử dụng loại dày 0,5 mm để lót đáy, loại dày 0,3 mm để lót bờ.

– Tráng phủ chất UV chống tia cực tím; EVA tăng cường sử dẻo dai và hóa chất khác tăng sức chịu lực

– Hàn ghép bằng máy hàn chuyên dụng, hoặc dán keo thông dụng. Chúng tôi khuyến khích bà con sử dụng phương pháp hàn ghép chuyên dụng để tăng hiệu quả sử dụng.

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG MÀNG CHỐNg THẤM (BẠT) HDPE LÓT HỒ TÔM

– Chủ động giữ nước rất tốt

– Bảo đảm lượng oxy trong nước. Ngăn ngừa hiện tượng lắng đọng oxy xuống lớp bùn mềm nhão dưới đáy ao, giảm lượng tiêu hao oxy do sinh vật sống trong nền đất dưới đáy ao, giảm được thiết bị sục khí và giảm chi phí điện để tạo oxy. Loại trừ nước đục do xói mòn bờ hoặc do lớp bùn đất mềm dưới đáy hồ gây ra do lượng nước trong ao ít thay đổi nên dễ dàng duy trì hàm lượng oxy hòa tan, độ chua, độ mặn tron ao.

– Bề mặt của bạt HDPE lót hồ tôm trơn láng bảo đảm dễ dàng rửa sạch đáy hồ trước khi cho nước vào. Nước chất lượng xấu như nước nhiễm chua phèn, hữu cơ, xác động vật, vi khuẩn trong nền đáy ao không thể thâm nhập vào ao. Trải bạt HDPE giúp đáy hồ cứng, sạch, bảo đảm thức ăn không lẫn vào lớp bùn mềm dưới đáy ao nên cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi thức ăn, tăng khả năng ăn của tôm dưới đáy. Chất lượng nước tốt và đáy hồ sạch bảo đảm tôm khỏe mạnh và không bị nhiễm bẩn nên chất lượng tôm cao hơn.

– Giảm rủi ro bệnh tật. Bề mặt trơn cứng của bạt HDPE lót hồ tôm giúp dễ dàng diệt khuẩn sau khi thu hoạch. Nước trong hồ được cách ly triệt để với môi trường đất bên ngoài nên ngăn ngừa được sự phát triển của ký sinh trùng hay sinh vật mang mầm bệnh khác mà nó thường tích tụ trong lớp đất mềm yếu dưới đáy ao. Thường thì không cần phải dùng thuốc mạnh nên tôm không bị nhiễm thuốc và vì vậy chi phí chế biến thấp hơn. Nếu hồ bị nhiễm bệnh, có thể khử trùng dễ dàng và nhanh chóng đư hồ trở lại sử dụng.

– Thuận tiện cho thu hoạch. Nhờ bề mặt trơn cứng của đáy và bờ ao nên công tác thu hoạch dễ dàng và không bị thất thoát do tôm lẫn trong bùn hoặc ẩn nấp trong các hang lỗ. Thời gian thu hoạch nhanh hơn, sức khỏe và vệ sinh tốt hơn, do đó chất lượng sản phẩm khi đưa đến nhà máy chế biến bảo đảm tốt hơn.

– Dễ dàng làm vệ sinh. Các hệ thống thoát nước tự làm sạch đáy ao có thể dễ dàng lắp đặt với bạt HDPE Trong quá trình nuôi, các chất thải và cặn bã có thể được phát hiện dễ dàng và dọn sạch theo yêu cầu. Sau khi thu hoạch, công tác vệ sinh đáy hồ và diệt khuẩn rất dễ dàng thường là bằng cách rửa nước và phơi nắng với nhân công và thời gian ít hơn nhiều so với ao đất.

– Quay vòng thời vụ nhanh. Rút ngắn thời gian làm vệ sinh và phơi ao diệt khuẩn, thường chỉ trong vòng 7 đến 10 ngày trong khi ao đất phải mất gần 1 tháng. Không mất thời gian nạo vét, sửa chữa bờ ao, không tốn thời gian và chi phí cho việc khử phèn.

– Bảo vệ môi trường ao nuôi tốt hơn. Đáy và bờ ao không bị xói lỡ, loại trừ được tạp chất và bùn đất trong ao nuôi Quan sát đáy và bờ hồ tốt hơn, dễ dàng nhận biết sự phát triển của tôm, sự sinh trưởng của tảo.v.v… Dể dàng lắp đặt hệ thống xả chất bẩn, bảo đảm chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi

– Chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn. Giảm chi phí bảo dưỡng như công tác bồi đắp bờ ao, sửa chữa đáy ao Giảm chi phí trong công tác thu hoạch, làm vệ sinh, diệt khuẩn, khử phèn Giảm chi phí thức ăn và chi phí bơm nước, sục khí, bơm oxy Ao nuôi có thể được thiết kế sâu và rộng hơn nên vừa giảm được chi phí nhân công vừa tăng mật độ con giống.

– Sản lượng ổn định và chất lượng cao hơn. Do bảo đảm được chất lượng nước, giảm rủi ro bệnh tật nên ít dịch bệnh bất thường, sản lượng được ổn định. Chiều sâu nước trong ao có bạt nhựa PE từ 1,6m đến 1,8m, mật độ con giống được thả khoảng 50con/m2, cao gấp 1,5 đến 2 lần so với ao đất thường có mực nước khoảng 0,8m đến 1,2m, vì vậy sản lượng cao hơn. Đáy ao sạch, chất lượng nước tốt, hệ số chuyển đổi thức ăn bảo đảm nên tôm khoẻ mạnh và không bị nhiễm bẩn.

Tóm lại, lót đáy và mái hồ nuôi thủy sản bằng bạt HDPE lót hồ tôm là một biện pháp hiệu quả, chi phí đầu tư thấp, mang lại nhiều lợi ích.

Nguồn: tổng hợp internet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *