Chống thấm hồ cá bằng nhựa đường

Chống thấm hồ cá bằng nhựa đường có được không?

Gần đây nhiều quý khách hàng hỏi về chống thấm nhựa đường, ad Bosuafarm.com có tham khảo và đúc kết trong bài viết dưới đây (mọi thông tin là nguồn tìm kiếm mong các bác hết sức lưu ý nha)

→ Đọc thêm: Keo dán bạt HDPE HOTGEO và SOFTGEO

 

ĐẦU TIÊN NHỰA ĐƯỜNG LÀ GÌ , TẠI SAO CÓ THỂ CHỐNG THẤM NHÀ BẰNG NHỰA ĐƯỜNG?

Nhựa đường tồn tại dưới dạng lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen.

Nhựa đường có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên.

Thành phần chủ yếu của nó là bitum. Chính vì thành phần này mà nó hay bị nhầm với hắc ín. Tuy nhiên, hắc ín lại có hàm lượng bitum thấp hơn của nhựa đường và thường được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phá hủy các chất hữu cơ. chống thấm nhà bằng nhựa đường Nhựa đường là một chất tồn tại ở dạng lỏng hay bán rắn.

Thường người ta biết đến nhựa đường với công dụng làm đường nhiều hơn là chống thấm cho nhà ở

Từ lâu, người ta đã sử dụng nhựa đường vào công việc chống thấm nhà ở.

Không chỉ là các thiết kế nhà cao tầng, mà ngay cả những mẫu nhà đẹp 2 tầng hay 3 tầng cũng được sử dụng phương pháp này đẻ chống thấm cho mái hay trần nhà.

Theo Kỹ sư Nguyễn Văn Ngân, Kỹ sư của công ty Kiến trúc Angcovat, chính chất bitum trong nhựa đường đã giúp cho nhựa đường có khả năng chống thấm. Nhựa đường được tách ra từ dầu mỏ bằng công nghệ và không làm phá vỡ hay biến đổi cấu trúc bớt nhiệt do đó nó vẫn duy trì khả năng chống thấm cao của bitum.

Màng chống thấm gốc bitum có độ bám dính tốt, được gia cố thêm các lớp sợi và có hình dạng là những tấm trải nên phù hợp để chống thấm cho những bề mặt lớn, chịu nhiệt độ, chịu ma sát lớn như sân thượng, hầm nhà, móng nhà, mái bằng…

  • ⇒ Kết luận lại là nhờ chất bitum mà nhựa đường được sử dụng để làm chống thấm

 

CHÚNG TA TÌM HIỂU XEM BITUM CÓ ĐỘC KHÔNG NHA

Do có nguồn gốc và thành phần cơ bản của vật liệu là những chất phế phẩm sau cùng của ngành công nghiệp dầu khí thải ra, một hợp chất có tính độc tố cao, rất độc hại với môi trường, đặc biệt là khi loại màng này bị ngâm trong nền đất nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước ngầm, ở các nước tiên tiến khác, đặc biệt là Châu Âu ngày nay người ta hạn chế đến mức tối đa thậm chí có nước cấm dùng các sản phẩm này, chuyển qua dùng các loại bi tum biến tính, nhằm giảm bớt các độc tố gây hại, xong cũng chưa thoát khỏi danh sách các loại vật liệu có độc tố cao. Đó là chưa nói đến các loại màng của Trung Quốc với chất lượng kém, giá rẻ đang đổ về Việt Nam.

Nếu ở trên sàn mái màng này chỉ bị tấn công bằng hơi ẩm, thì vẫn cần có thời gian để đến lúc bong bật, nhưng ở tầng hầm thì việc bong bật lớp màng này nhanh đến mức chưa kịp nghiệm thu, vì ở vị trí này nền hầm thường bị ướt, bẩn bụi, việc dán màng không đảm bảo độ dính.

  • Kết luận là bitum không chịu được nước khi thi công và là vật liệu có độc tố cao

 

VẬY DÙNG NHỰA ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

  • » Chống thấm cho sân thượng
  • » Chống thấm cho bồn cây
  • » Chống thấm tường

→ Đọc thêm: có nên lót bạt cho bể bê tông bị nứt

Vậy là chúng ta đã trả lời cho câu hỏi “Chống thấm hồ cá bằng nhựa đường“. Hy vọng các bác hài lòng với lượng kiến thức tổng hợp hạn hẹp trên

♦ Xem bài đăng được quý bạn đọc đánh giá cao:

Bosuafarm.com đồng hành cùng các Khách Hàng không ngừng đưa ra các ý tưởng hay, ý tưởng sáng tạo, ý tưởng thông minh trong việc sử dụng bạt HDPE và các phụ kiện mới (keo chống thấm, phụ kiện thoát nước…) để tạo ra giá trị trong các công trình.

Bosuafarm.com chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Cửa hàng bosuafarm.com cam kết sẽ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để không phụ lòng mong mỏi của quý khách hàng trên cả nước.

Nguồn: bosuafarm.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *